8 công trình xây dựng đồ sộ nhất thế giới
Những công trình khổng lồ này tuy khác nhau hoàn toàn về thiết kế và công năng sử dụng nhưng chúng đều có một số điểm chung, đó là tầm vóc và kích thước đồ sộ ngoài sức tưởng tượng, chi phí xây dựng thuộc hàng “khủng”. Khi chiêm ngưỡng những công trình nhân tạo vĩ đại này, chúng ta sẽ thấy khả năng phi thường của con người, chỉ với hai bàn tay khéo léo, một khối óc thông minh và một ít công cụ, loài người đã kiến tạo nên những kỳ quan tưởng chừng chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng.
Từ năm 2007, ISS đã trở thành vệ tinh nhân tạo lớn nhất trong quỹ đạo Trái Đất, lớn hơn bất kỳ trạm vũ trụ nào khác. Đây cũng là trạm vũ trụ duy nhất có người thường trực, thực hiện các công việc nghiên cứu. Phi hành đoàn không gian Expedition 1 là nhóm phi hành gia đầu tiên tới Trạm vũ trụ Quốc tế vào ngày 2/11/2000. Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch đưa người làm việc lâu dài trong không gian của ISS. Đến nay, ISS đã đón các phi hành gia từ 14 nước khác nhau, trong đó có 5 khách du lịch vũ trụ.
Công trình này đồ sộ đến nỗi người ta có thể quan sát nó bằng mắt thường từ mặt đất. Nó cũng là dự án tốn kém nhất trong lịch sử nghiên cứu không gian, chỉ tính riêng phần của Mỹ thì chính phủ nước này đã chi cho ISS tới 100 tỷ USD.
Đập cao tới 182m, tạo một hồ chứa trải dài 660km. Tổng cộng 13 thành phố, 4.500 ngôi làng, 162 địa điểm khảo cổ học đã bị nhấn chìm, gần 1,5 triệu người phải di chuyển khỏi nơi cư trú. Kinh phí xây dựng được báo cáo là 25 tỷ USD, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng con số thực phải lên đến gấp đôi.
Sau khi con đập được hoàn thành và đi vào sử dụng, chính phủ Trung Quốc lại phải đối mặt với nhiều khó khăn mới cần giải quyết như tái định cư người dân, bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ thảm họa môi trường, sinh thái.
Vào năm 1991, “dự án thế kỷ” này được khởi công xây dựng, mang tên là “Big Dig”.
Tổng cộng có 260 km đường cao tốc được xây mới, trong đó có một nửa chạy ngầm dưới mặt đất, phần còn lại chủ yếu là đường trên cao. Đoạn thấp nhất nằm sâu 36 mét dưới đất, đoạn cao nhất nằm trên mặt đất 40 mét, đỉnh tháp của một nút cầu vượt thậm chí cao 70 mét.
Nan giải nhất đối với Big Dig là việc xây dựng những đoạn đường ngầm trong lòng thành phố, bởi lẽ chúng phải chạy dưới những con đường vẫn đang hoạt động tấp nập ở trên, hoặc dưới những tòa nhà hoặc hàng loạt hệ thống công trình ngầm khác. Để không làm ảnh hưởng tới chúng, người ta phải xây cái gọi là “Slurry Walls” - những bức vách ngăn đặc biệt từ những khối bê tông dầy.
Nơi nào “Slurry Walls” không có tác dụng, thì vùng đất nơi đó được làm đông cứng lại: người ta đưa những đường ống vào lòng đất, sau đó bơm dung dịch muối lạnh vào cho tới khi cả vùng đất đó cứng lại như một tảng băng khổng lồ, sau đó mới khoan đất đá để đưa những khối hầm đúc sẵn vào lòng đất.
Một thành tựu đáng ghi nhận khác của Big Dig là cầu Leonard P.Zakim, cầu treo dây văng rộng nhất thế giới (10 làn).
Đó cũng là lý do vì sao theo kế hoạch ban đầu, Big Dig sẽ hoàn thành vào năm 1998 với tổng kinh phí 2,6 tỷ USD, nhưng cuối cùng đến tận năm 2005 nó mới được hoàn tất với mức chi phí lên tới 14,6 tỷ USD!
Với chiều rộng 150m, sâu 6m, kênh đào này cho phép tàu bè có chiều dài tới 40m lưu thông dễ dàng.
Saeed, giám đốc điều hành của Limitless – công ty phát triển dự án này, cho biết, kênh đào sẽ nối 2 đảo nhân tạo khổng lồ hình cây cọ của Dubai hiện đang xây dựng. Ngoài ra, kênh đào cũng đi vòng qua sân bay quốc tế mới Al-Maktoum, dự kiến là sân bay lớn nhất thế giới sau khi hoàn tất.
Song song với kênh đào này, chính phủ Dubai cũng chi đến 50 tỷ USD để xây dựng các thành phố cao cấp dọc theo tuyến kênh đào. Giám đốc của Limitless tự hào cho biết, khi hoàn tất, kênh đào Arabian chắc chắn sẽ là một kỳ quan của ngành xây dựng.
Nhiều người đã gọi kênh đào Panama là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Đây là kênh đào cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất từng được thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to lớn đến việc vận tải giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng ở điểm cực nam của Nam Mỹ.
Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Panama đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng cố gắng đầu tiên trong việc xây dựng kênh đào này chỉ có vào năm 1880 dưới sự lãnh đạo của Pháp. Sau khi cố gắng này sụp đổ, công trình này cuối cùng đã được Hoa Kỳ hoàn thành và kênh đào mở cửa vào năm 1914. Việc xây dựng 77 km chiều dài của kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch và các vụ lở đất. Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào này.
Kích thước tối đa của tàu thuyền có thể sử dụng kênh đào được gọi là Panamax. Hiện nay, một lượng đang gia tăng các tàu thuyền hiện đại vượt quá giới hạn này, do đó người ta đang có kế hoạch mở rộng tuyến kênh đào này để phục vụ nhu cầu của vận tải biển ngày một gia tăng.
Dự án mở rộng kênh đào Panama trị giá hơn 5 tỷ USD đã chính thức được khởi công vào năm 2007. Đây là dự án nâng cấp, mở rộng quy mô lớn nhất kể từ khi con kênh đào này được đưa vào sử dụng cách đây 93 năm.
Để thực hiện được điều này chỉ cần nối Chukhotka (phía Nga) và Alaska (thuộc Mỹ) bằng một đường hầm qua eo biển Bering. Điều khiến người ta nghi ngại là để thực hiện được kế hoạch này cần một chi phí khổng lồ (ước tính đến 200 tỷ đô-la). Đường hầm sẽ không chỉ là hành lang giao thông mà trong hầm sẽ lắp đặt đường tải điện, nhờ đó 2 hệ thống năng lượng lớn nhất thế giới sẽ liên kết với nhau. Ở vùng Sibéri của Nga có dư công suất phát điện và Nga có thể buôn bán thành công với mặt hàng này. Tất nhiên, trong đường hầm sẽ lắp đặt cả các đường dây thông tin, và có thể cả đường dẫn khí, dầu mỏ. Điều này rất được người Mỹ quan tâm.
Tại sao lại xây đường hầm mà không phải là một chiếc cầu? Do nhiệt độ lạnh giá tại khu vực này sẽ hạn chế giao thông bằng cầu trong suốt 7 tháng trong năm. Tuy nhiên, một khó khăn lớn khác trong việc triển khai dự án này, đó là điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến cho việc thi công chỉ có thể thực hiện được trong 4-5 tháng trong năm.
Nếu ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất, tốc độ tối đa được tính toán có thể lên tới 500-8.000 km/giờ. Tuy nhiên cho đến nay dự án này vẫn chưa được thật sự nghiên cứu và phát triển. Một trong những rào cản lớn nhất đó là chi phí xây dựng – dự kiến mất từ 175 tỷ đô-la cho tới 12 nghìn tỷ đô-la, cộng thêm các giới hạn về mặt khoa học vật liệu hiện tại.
Về mặt lý thuyết, những thành phố trên không này sẽ giảm tải mật độ dân số ở những đô thị lớn; và những kiến trúc sư cũng như kỹ sư có tâm huyết với ý tưởng này đang cố gắng biến ý tưởng táo bạo này thành hiện thực.
Năm 1989, tập đoàn xây dựng Takenaka (Nhật Bản) đề xuất dự án xây dựng một thành phố trên không có tên Sky City 1000. Dự án bao gồm một tòa nhà cao 1.000 mét, tầng đáy rộng 400 mét, và tổng diện tích sàn đến 8 km vuông. Sky City 1000 có thể đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 36.000 ngàn cư dân thường trú và khoảng 100.000 người làm việc trong các khu văn phòng. Theo một báo cáo của Hội đồng Công trình cao tầng và Môi trường sống Đô thị (Mỹ) cho biết trong tương lai khoảng 20 năm tới, những “thành phố” như Sky City 1000 có thể bước từ ý tưởng ra hiện thực.
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)
ISS là một tổ hợp công trình phục vụ cho nghiên cứu không gian, được phát triển với sự hợp tác của năm cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản),CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (Cơ quan Vũ trụ Châu Âu). Có thông tin cho rằng, Trung Quốc cũng thể hiện sự quan tâm của họ đối với dự án, đặc biệt nếu họ được phép hợp tác với RKA, tuy nhiên nước này vẫn chưa được mời tham gia.Từ năm 2007, ISS đã trở thành vệ tinh nhân tạo lớn nhất trong quỹ đạo Trái Đất, lớn hơn bất kỳ trạm vũ trụ nào khác. Đây cũng là trạm vũ trụ duy nhất có người thường trực, thực hiện các công việc nghiên cứu. Phi hành đoàn không gian Expedition 1 là nhóm phi hành gia đầu tiên tới Trạm vũ trụ Quốc tế vào ngày 2/11/2000. Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch đưa người làm việc lâu dài trong không gian của ISS. Đến nay, ISS đã đón các phi hành gia từ 14 nước khác nhau, trong đó có 5 khách du lịch vũ trụ.
Công trình này đồ sộ đến nỗi người ta có thể quan sát nó bằng mắt thường từ mặt đất. Nó cũng là dự án tốn kém nhất trong lịch sử nghiên cứu không gian, chỉ tính riêng phần của Mỹ thì chính phủ nước này đã chi cho ISS tới 100 tỷ USD.
Đập Tam Hiệp
Được đánh giá là Vạn Lý Trường Thành trên sông Dương Tử, là biểu tượng của sự kiêu hãnh, lòng tự hào và là minh chứng hùng hồn rằng con người có thể chinh phục được thiên nhiên dù có khó khăn đến đâu đi nữa. Một công trình mất tới hơn 90 năm lên kế hoạch và được hoàn thành vào năm 2009 sau 15 năm lao động cật lực của 20.000 nhân công. Đó chính là đập Tam Hiệp, công trình thuỷ điện lớn nhất thế giới.Đập cao tới 182m, tạo một hồ chứa trải dài 660km. Tổng cộng 13 thành phố, 4.500 ngôi làng, 162 địa điểm khảo cổ học đã bị nhấn chìm, gần 1,5 triệu người phải di chuyển khỏi nơi cư trú. Kinh phí xây dựng được báo cáo là 25 tỷ USD, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng con số thực phải lên đến gấp đôi.
Sau khi con đập được hoàn thành và đi vào sử dụng, chính phủ Trung Quốc lại phải đối mặt với nhiều khó khăn mới cần giải quyết như tái định cư người dân, bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ thảm họa môi trường, sinh thái.
Big Dig
Sau gần 15 năm xây dựng, dự án xây dựng công cộng phức tạp nhất và tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ, với tổng chi phí 14,6 tỷ USD, đã đi vào hoạt động vào năm 2005. Công trình này là nỗ lực của thủ phủ Boston (bang Massachusset, Mỹ) nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng tắc nghẽn giao thông kinh niên tại đây.Vào năm 1991, “dự án thế kỷ” này được khởi công xây dựng, mang tên là “Big Dig”.
Tổng cộng có 260 km đường cao tốc được xây mới, trong đó có một nửa chạy ngầm dưới mặt đất, phần còn lại chủ yếu là đường trên cao. Đoạn thấp nhất nằm sâu 36 mét dưới đất, đoạn cao nhất nằm trên mặt đất 40 mét, đỉnh tháp của một nút cầu vượt thậm chí cao 70 mét.
Nan giải nhất đối với Big Dig là việc xây dựng những đoạn đường ngầm trong lòng thành phố, bởi lẽ chúng phải chạy dưới những con đường vẫn đang hoạt động tấp nập ở trên, hoặc dưới những tòa nhà hoặc hàng loạt hệ thống công trình ngầm khác. Để không làm ảnh hưởng tới chúng, người ta phải xây cái gọi là “Slurry Walls” - những bức vách ngăn đặc biệt từ những khối bê tông dầy.
Nơi nào “Slurry Walls” không có tác dụng, thì vùng đất nơi đó được làm đông cứng lại: người ta đưa những đường ống vào lòng đất, sau đó bơm dung dịch muối lạnh vào cho tới khi cả vùng đất đó cứng lại như một tảng băng khổng lồ, sau đó mới khoan đất đá để đưa những khối hầm đúc sẵn vào lòng đất.
Một thành tựu đáng ghi nhận khác của Big Dig là cầu Leonard P.Zakim, cầu treo dây văng rộng nhất thế giới (10 làn).
Đó cũng là lý do vì sao theo kế hoạch ban đầu, Big Dig sẽ hoàn thành vào năm 1998 với tổng kinh phí 2,6 tỷ USD, nhưng cuối cùng đến tận năm 2005 nó mới được hoàn tất với mức chi phí lên tới 14,6 tỷ USD!
Kênh đào Arabian (Dubai)
Các dự án xây dựng ở vương quốc Dubai đều rất "hoành tráng” về tầm vóc và táo bạo về ý tưởng. Không nằm ngoài đặc điểm đó, dự án xây kênh đào Dubai dài 75km trị giá 11 tỷ USD được xem là kênh đào lớn nhất Trung Đông kể từ khi kênh đào Suez (dài 163km) được khởi công vào năm 1859.Với chiều rộng 150m, sâu 6m, kênh đào này cho phép tàu bè có chiều dài tới 40m lưu thông dễ dàng.
Saeed, giám đốc điều hành của Limitless – công ty phát triển dự án này, cho biết, kênh đào sẽ nối 2 đảo nhân tạo khổng lồ hình cây cọ của Dubai hiện đang xây dựng. Ngoài ra, kênh đào cũng đi vòng qua sân bay quốc tế mới Al-Maktoum, dự kiến là sân bay lớn nhất thế giới sau khi hoàn tất.
Song song với kênh đào này, chính phủ Dubai cũng chi đến 50 tỷ USD để xây dựng các thành phố cao cấp dọc theo tuyến kênh đào. Giám đốc của Limitless tự hào cho biết, khi hoàn tất, kênh đào Arabian chắc chắn sẽ là một kỳ quan của ngành xây dựng.
Kênh đào Panama
Nhiều người đã gọi kênh đào Panama là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Đây là kênh đào cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất từng được thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to lớn đến việc vận tải giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng ở điểm cực nam của Nam Mỹ.
Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Panama đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng cố gắng đầu tiên trong việc xây dựng kênh đào này chỉ có vào năm 1880 dưới sự lãnh đạo của Pháp. Sau khi cố gắng này sụp đổ, công trình này cuối cùng đã được Hoa Kỳ hoàn thành và kênh đào mở cửa vào năm 1914. Việc xây dựng 77 km chiều dài của kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch và các vụ lở đất. Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào này.
Kích thước tối đa của tàu thuyền có thể sử dụng kênh đào được gọi là Panamax. Hiện nay, một lượng đang gia tăng các tàu thuyền hiện đại vượt quá giới hạn này, do đó người ta đang có kế hoạch mở rộng tuyến kênh đào này để phục vụ nhu cầu của vận tải biển ngày một gia tăng.
Dự án mở rộng kênh đào Panama trị giá hơn 5 tỷ USD đã chính thức được khởi công vào năm 2007. Đây là dự án nâng cấp, mở rộng quy mô lớn nhất kể từ khi con kênh đào này được đưa vào sử dụng cách đây 93 năm.
Dự án đường hầm xuyên eo biển Bering
Ý tưởng xây dựng đường hầm qua eo biển Bering nối lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ bằng một đường xe lửa xuyên lục địa nảy sinh hơn 100 năm trước đây. Từ trước đến nay, việc đi từ Nga sang Mỹ chỉ được thực hiện bằng đường không hoặc đường thủy. Tuy nhiên, các nhà khoa học ở cả hai phía đại dương đều khẳng định rằng, ngoài đường không và đường biển, sẽ có thêm đường sắt và đường bộ.Để thực hiện được điều này chỉ cần nối Chukhotka (phía Nga) và Alaska (thuộc Mỹ) bằng một đường hầm qua eo biển Bering. Điều khiến người ta nghi ngại là để thực hiện được kế hoạch này cần một chi phí khổng lồ (ước tính đến 200 tỷ đô-la). Đường hầm sẽ không chỉ là hành lang giao thông mà trong hầm sẽ lắp đặt đường tải điện, nhờ đó 2 hệ thống năng lượng lớn nhất thế giới sẽ liên kết với nhau. Ở vùng Sibéri của Nga có dư công suất phát điện và Nga có thể buôn bán thành công với mặt hàng này. Tất nhiên, trong đường hầm sẽ lắp đặt cả các đường dây thông tin, và có thể cả đường dẫn khí, dầu mỏ. Điều này rất được người Mỹ quan tâm.
Tại sao lại xây đường hầm mà không phải là một chiếc cầu? Do nhiệt độ lạnh giá tại khu vực này sẽ hạn chế giao thông bằng cầu trong suốt 7 tháng trong năm. Tuy nhiên, một khó khăn lớn khác trong việc triển khai dự án này, đó là điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến cho việc thi công chỉ có thể thực hiện được trong 4-5 tháng trong năm.
Đường bộ xuyên Đại Tây Dương
Đây là một phần trong dự án (vẫn còn ở giai đoạn lý thuyết) đồ sộ đầy tham vọng: mở các tuyến đường bộ nối liền các châu lục. Đường hầm này sẽ đi xuyên Đại Tây Dương, nối liền Bắc Mỹ và Châu Âu, và có khả năng đáp ứng một số loại phương tiện vận chuyển công cộng như xe lửa hay tàu điện siêu tốc.Nếu ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất, tốc độ tối đa được tính toán có thể lên tới 500-8.000 km/giờ. Tuy nhiên cho đến nay dự án này vẫn chưa được thật sự nghiên cứu và phát triển. Một trong những rào cản lớn nhất đó là chi phí xây dựng – dự kiến mất từ 175 tỷ đô-la cho tới 12 nghìn tỷ đô-la, cộng thêm các giới hạn về mặt khoa học vật liệu hiện tại.
Thành phố trên “mây”
Với những thách thức về mặt dân số và chỗ ở tại các đô thị lớn hiện nay, ý tưởng xây dựng những thành phố trên không thu hút được sự quan tâm của nhiều người.Về mặt lý thuyết, những thành phố trên không này sẽ giảm tải mật độ dân số ở những đô thị lớn; và những kiến trúc sư cũng như kỹ sư có tâm huyết với ý tưởng này đang cố gắng biến ý tưởng táo bạo này thành hiện thực.
Năm 1989, tập đoàn xây dựng Takenaka (Nhật Bản) đề xuất dự án xây dựng một thành phố trên không có tên Sky City 1000. Dự án bao gồm một tòa nhà cao 1.000 mét, tầng đáy rộng 400 mét, và tổng diện tích sàn đến 8 km vuông. Sky City 1000 có thể đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 36.000 ngàn cư dân thường trú và khoảng 100.000 người làm việc trong các khu văn phòng. Theo một báo cáo của Hội đồng Công trình cao tầng và Môi trường sống Đô thị (Mỹ) cho biết trong tương lai khoảng 20 năm tới, những “thành phố” như Sky City 1000 có thể bước từ ý tưởng ra hiện thực.
Nguồn: VietNamNet
Viết 1 bình luận
ReplyDelete